Nguồn gốc cá Sặc Gấm
Cá sặc gấm còn có tên gọi khác là cá Vạn Long, có nguồn gốc từ những nước thuộc Nam Á như Ấn Độ, Paskitan, Băngladash,…đây là những vùng những vùng có nước chảy khá chậm và có nhiều các loại thực vật thủy sinh, đây chính là môi trường sống yêu thích của cá.
Tuy nhiên ngày nay người ta còn tìm thấy cá Sặc Gấm ở một số vùng như Mỹ, Singapo, Colombia,…với một số lượng khá lớn có thể là do việc mở rộng cũng như di chuyển môi trường sống. Ngoài ra chúng còn thường sống ở suối, ruộng lúa, các vùng đất ngập nước.
Đặc điểm cá Sặc Gấm
Cá Sặc Gấm là một loài cá có kích thước khá nhỏ, thân hình có hình oval với phần đuôi hình tròn, phần vây lưng và vây hậu môn lại khá thon dài, tuy nhiên phần vây ngực có chứa các tế bào cảm ứng của chúng lại mỏng để có thể cảm ứng tốt hơn để tìm thức ăn, tránh thoát nguy hiểm trong môi trường tự nhiên.
Cá thường có màu sắc rất rực rỡ. Cá sặc gấm có màu chủ đạo là màu đỏ bên cạnh đó là xen kẽ các sọc xanh ánh kim sang trọng cùng với đó là họa tiết đốm tròn màu xanh lam ở trên các vây của cá. Phần nắp mang của các sặc gấm cũng cũng mang màu ánh xanh của kim loại. Vì vậy mà khi nuôi ở trong bể thì nhìn giống như cá đang phát sáng vậy.
Cá Sặc Gấm ngoài hô hấp bằng mang thì còn có thêm hệ thống Labirynth được hình thành khi sự giãn nở mạch máu ở xương vòm diễn ra, cơ quan này giúp cho cá có thể lấy oxi trực tiếp từ trong không khí để hô hấp, vì vậy mà cá có thể tồn tại khá lâu ở trong các môi trường thiếu oxi, hay khi rời khỏi mặt nước.
Tuổi thọ của chúng cũng tương đối dài, trung bình cá có thể sống khoảng 4 năm, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt tuổi thọ cá có thể lên đến 7 năm.
Những điều bạn nên quan tâm về cách nuôi cá Sặc Gấm
Cá Sặc Gấm là một loài các cảnh được nhiều người lựa chọn để nuôi làm cảnh vẻ ngoài nhỏ nhắn, màu sắc rực rỡ và đặc biệt là cá khá dễ nuôi, nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi cá Sặc Gấm có thể tham khảo thêm một số điều sau:
Bể nuôi và cách thay nước
Bạn có thể chọn bể thủy tinh có thể tích khoảng 60-90 lít, với chiều dài khoảng 60-80 cm, nếu nuôi nhiều thì bạn có thể chọn bể to hơn. Khi nuôi bạn có thể không cần gắn thêm máy sủi oxi hoặc máy tạo dòng nước, chỉ cần giữ cho nước hồ luôn sạch sẽ để cá không bị bệnh, có thể thêm vào bể một vài lá bàng khô giúp chống nấm mốc là có thể nuôi cá lâu dài.
Nước trong bể bạn nên thay một tuần khoảng 1-2 lần để tránh việc ô nhiễm bởi cặn thức ăn hoặc phân của cá, bạn có thể dùng nước máy để qua một đêm để thay nước lại cho cá.
Tuy nhiên không nên thay hết tất cả lượng nước trong bể, bạn chỉ nên thay khoảng 30-40% lượng nước mà thôi, vì cá Sặc Gấm là loài cá thích sống ở môi trường nước cũ.
Môi trường và nhiệt độ khi nuôi
Vì trong thự nhiên cá Sặc Gấm thường sống ở những nơi có dòng nước chảy chậm và có nhiều thực vật thủy sinh sống nên khi nuôi trong bể bạn không nên dùng máy tạo dòng nước, đảm bảo cho dòng nước luôn chảy nhẹ nhàng cùng với đó là trồng thêm nhiều cây thủy sinh, rong rêu để cho cá sặc gấm có thể ẩn nấp, đây cũng là môi trường yêu thích của cá. Bên cạnh đó bạn cũng có thể rải thêm sỏi nhỏ hoặc cát xuống đáy bể để có thể giống với môi trường sống ngoài tự nhiên của cá.
Tuy khá dễ nuôi những khi nuôi cá sặc gấm bạn vẫn nên đảm bảo nhiệt độ nước trung bình vào khoảng 22-27 độ C, với độ pH khoảng 6-8 để cá có thể dễ dàng thích nghi với môi trường mới và sống lâu dài hơn. Vào mùa hè khi nhiệt độ không khi cao bạn nên chuyển bể cá tới những nơi râm mát, để giữ nhiệt độ ổn định, tránh để nước thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cá không thể kịp thích nghi, dễ gây ra một số bệnh ở cá Sặc Gấm.
Hệ thống lọc và ánh sáng
Trong bể nuôi cá bạn nên sử dụng hệ thống lọc không tạo quá nhiều dòng điện để làm sạch nguồn nước cho cá. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng thêm than bùn hoặc đá không khó để tăng thêm oxi trong bể.
Vì chúng thường thích sống ẩn nấp dưới các cây thủy sinh hay rong rêu vậy nên bạn nên đặt bể ở những nơi có ánh sáng yếu để cá có thể phát triển thuận lợi hơn, có thể dùng têm nền tối nếu như nhà bạn ở nơi có ánh sáng mạnh.
Thức ăn cho cá Sặc Gấm
Cá Sặc Gấm là một loài cá ăn tạp, vậy nên sẽ rất dễ dàng cho bạn khi lựa chọn thức ăn cho cá. Bạn có thể chọn thức ăn tươi sống cho cá như loăng quăng, trùn chỉ, trùn huyết,… hoặc là các loài giáp xác nhỏ.
Ngoài ra thì có thể sử dụng các loại thức ăn nhân tạo có bán tại các cửa hàng cá cảnh như các loại viên, hạt, hay các loại cám cho cá cảnh như cám Nhật B1&B2, cám Thái INVE,…
Khi cho cá Sặc Gấm ăn nên kết hợp giữa hai chế độ ăn là ăn thịt và ăn kiêng để đảm bảo cá có thể có đủ chất, bên cạnh đó là không nên cho cá ăn quá nhiều trong một lần tránh việc cá ăn không hết dẫn đến việc ô nhiễm nước.
Khả năng sinh sản của cá Sặc Gấm
Cá Sặc Gấm là loài cá thụ tinh bên ngoài, vào mùa sinh sản con đực sẽ làm tổ bằng bọt khí của mình, sau đó con cái sẽ đẻ trứng vào trong các tổ bằng bọt khí đó. Khi trưởng thành khoảng 5 tháng tuổi thì cá bắt đầu bước vào mùa sinh sản, lúc này con trống sẽ bắt đầu đổi màu để thu hút con cái.
Trong mỗi một lần sinh sản, cá cái có thể sinh khoảng 300-800 trứng sau đó con đực sẽ nhận nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trứng. Sau khi cá mái đẻ trứng xong bạn nên tách ra hồ riêng vì trong giai đoạn này cá đực sẽ rất hung hăng và thường sẽ đuổi cắn cá cái bị thương và có thẻ cắn tới chết.
Với trứng cũng vậy, khoảng 4 ngày sau khi ấp bạn cũng nên tách cá đực ra bể riêng hoặc vớt trứng cá ra một nơi khác để đợi nở, vì lúc này trứng sẽ không quá cần đến sự chăm sóc của cá đực
Khi nuôi cá Sặc Gấm thì khi vào mùa sinh sản bạn nên cho ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm để cung cấp đủ dưỡng chất để cá có thể sinh sản tốt hơn. Nếu có chế độ nuôi tốt cá mái có thể sinh sản lại sau 2-4 tuần.
Sau khi cá con nở khoảng 2-3 ngày thì chúng có thể rời tổ và sống tự do. Sau khi nở được khoảng 5 ngày bạn có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng, atemia, bobo để cung cấp thêm dinh dưỡng cho các Sặc Gấm con.
Dấu hiệu nhận biết giữa cá sặc gấm trống và mái
Khi nuôi cá Sặc Gấm, việc phân biệt được giữa con mái và con trống thường khá dễ dàng bởi chúng thường có những đặc điểm riêng biệt từ màu sắc đến hình dạng, kích thước:
Cá trống: Thông thường kích thước của cá trống sẽ to hơn cá mái, cá có thể dài khoảng 8-9 cm. Màu sắc sẽ thiên về màu đỏ cam hơn. Các vây lưng cùng vây hậu môn thon dài, phần bụng nhỏ, thon gon. Đặc biệt khi vào mùa sinh sản thì phần ngực của các con trống sẽ chuyển màu tím đậm để thu hút con cái đến giao phối.
Cá cái: kích thước khá nhỏ, trung bình các con cá mái dài khoảng 6cm, màu sắc bên ngoài cũng nhạt hơn nhiều so với cá trống, thường thiên về màu bạ, hay xám nhạt cùng với đó là các dải đen vàng ở trên thân cá. Phần vây lưng, vây hậu môn ngắn và tròn. Vì sẽ phải chứa trứng nên bụng của cá mái cũng to và tòn hơn các trống, đặc biệt là vào mùa sinh sản đặc điểm này càng dễ phát hiện hơn.
Có thể nuôi chung cá Sặc Gấm với những loài cá nào?
Cá Sặc Gấm là một loài cá khá hiền lành vậy nên bạn có thể nuôi chúng với các loại các khác trong bể. Bạn có thể chọn những loại cá như: cá Tetra, cá Chạch Rắn, các Bảy Màu, cá Trâm,.. đây là những loại cá khá hiền lành hiền lành, dễ sống chung.
Không nên chọn những loài cá hiếu chiến như cá Betta, cá Tứ Vân, cá Heo Lửa,… vì sẽ rất dễ làm cho cá Sặc Gấm đực bộc phát tính hung dữ, hiếu chiến của mình, đặc biệt là trong mùa sinh sản. Khi mua cá Sặc Gấm, bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm nuôi cá từ chủ cửa hàng các cảnh, hay những người đã có nhiều kinh nghiệm để có thể nuôi cá một cách thuận lợi hơn.
Bệnh thường gặp ở cá Sặc Gấm
Cá Sặc Gấm là một loài cá dễ nuôi không chỉ vì cá thích nghi môi trường nhanh chóng mà còn vì chúng rất ít khi bị bệnh. Chỉ có một số bệnh mà cá Sặc Gấm thường mắc phải đó là bị sán, bị nấm, hoặc là các loại bệnh dịch theo mùa gây chết cá hàng loạt.
Các bệnh này chủ yếu là do môi trường nước quá ô nhiễm, hoặc là việc bạn để nhiệt độ nước quá nóng hay quá lạnh gây ra. Vì vậy bạn nên vệ sinh bể thường xuyên, và nếu phát hiện cá Sặc Gấm có những biểu hiện lạ như chán ăn, lờ đờ,..thì nên tách ra nuôi riêng tránh việc lây lan sang những con cá khác.
Không những thế trong một số loại thức ăn như trùn chỉ, trùn huyết thường lẫn vào các loại sán vì vậy bạn nên rửa sạch, khử trùng trước khi cho cá Sặc Gấm ăn.
Và trong mùa hay có dịch, bạn có thể mua các lại thuốc phòng dịch ở cá trộn vào thức ăn để cho ăn hằng ngày.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.