Cá Mắt Ngọc hay còn gọi là cá Ngân Bình
Màu sắc và đặc điểm cá Ngân Bình
Cá Ngân Bình là loài cá Tetra cỡ lớn với cơ thể có màu bạc sáng óng ánh, vảy có viền đen nhạt xếp đều nhau tạo thành hình lưới mắt cáo. Điểm nhấn của cơ thể là đôi mắt to tròn, có viền đỏ giống mí mắt kết hợp với phần đuôi với màu sắc chuyển dần từ đen, trắng đến trong suốt.
Fact: mặc dù có kích thước “vượt trội” nhưng cá Ngân Bình tương đối hiền lành và phù hợp để nuôi cộng đồng trong bể thủy sinh.
Môi trường sống và chế độ chăm sóc cá Ngân Bình
Cá Mắt ngọc có khả năng thích nghi linh hoạt với nhiều điều kiện môi trường: từ axit yếu tăng dần đến kiềm nhẹ. Như đã đề cập ở phần trên, cá Ngân Bình thường sống ở vùng rừng rậm, nhiều bóng mát chính vì thế cũng không yêu cầu nhiều ánh sáng đèn. Bên cạnh đó, bể nuôi cá Ngân Bình nên dùng chất lót nền tối màu, kết hợp trồng nhiều thủy sinh dọc hai bên và mặt sau bể cá.
Mặt khác, cá Mắt ngọc ưa thích dòng nước chảy tương đối chậm nên bạn cần lưu ý sử dụng bộ lọc công suất phù hợp hoặc điều chỉnh áp lực thấp nhất có thể để đảm bảo vừa làm sạch bể, vừa không ảnh hưởng đến cá.
Thức ăn cho cá Ngân Bình
Cá Ngân Bình là loài cá ăn tạp nên có thể cho chúng anh nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong tự nhiên, món ăn khoái khẩu của chúng là các loại giáp và côn trùng nhỏ. Với điều kiện nuôi nhốt, bạn có thể cho chúng ăn các thức ăn cho cá xay nhuyễn, Artemia tươi hoặc đông lạnh, trùn chỉ, tubifex,…hoặc kết hợp tất cả các loại thức ăn trên để đảm bảo dinh dưỡng cho cá.
Bên cạnh đó, để duy trì màu sắc và vẻ ngoài bắt mắt cho cá Ngân Bình thì chế độ ăn rau xanh là cực kỳ quan trọng. Trong đó có rau chân vịt (rau Bina/cải bó xôi,…) là lựa chọn phù hợp cho chúng.
Lưu ý: cá Ngân Bình nên được cho ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi lần từ 2 – 3 phút và lưu ý liều lượng để tránh làm bẩn nước.
Cá Ngân Bình được nuôi chung với những loài cá nào?
Một bể thủy sinh với nhiều loài cá đa dạng chắc hẳn là mong muốn của mọi người. Tuy nhiên, khó khăn là từng loài cá khác nhau sẽ có tính cách, môi trường sống đặc trưng riêng và cá Ngân Bình cũng không ngoại lệ.
Mặc dù cá Ngân Bình sống khá ôn hòa nhưng chúng thường tập trung thành đàn có từ 6 con trở lên nên không gian tầng giữa gần như bị chúng “độc chiếm”. Bên cạnh đó, chúng có xu hướng làm phiền những loài cá có vây dài, chậm chạp ở tầng trên bằng cách rỉa vây.
Những loài cá có thể nuôi chung với cá Ngân Bình: cá Cầu vồng, các loài Barbs, cá sọc ngựa, cá Rasboras và các các loài Tetra khác.
Cách phân biệt cá Ngân Bình trống mái
Nhìn chung cá Ngân Bình không có nhiều sự khác biệt về kiểu hình giữa con trống và con mái. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết cá trống và cá mái khi chúng trưởng thanh qua những đặc điểm sau:
- Cá Ngân Bình cái có kích thước cơ thể lớn hơn so với con đực.
- Cá trống có thân hình mỏng, dẹt trong khi cá mái có thân hình khá dày.
- Bụng cá mái to hơn do mang trứng trong giai đoạn sinh sản.
- Cá Ngân Bình trống có vây lưng nhọn (pointed dorsal fin), vây lưng bo tròn (rounded dorsal fin) ở con mái.
- Cá trống trở nên hung hăng hơn vào mùa sinh sản.
-
Hướng dẫn nuôi cá Ngân Bình sinh sản
Điều kiện môi trường
Để ép cá Ngân Bình sinh sản, trước tiên cần chuẩn bị cho chúng một điều kiện môi trường lý tưởng cho việc sinh sản:
- Kích thước bể sinh sản: khoảng 20 gallon.
- Nước mềm với độ cứng khoảng 4 dGH.
- pH nước axit nhẹ (pH từ 5,5 – 6,5).
- Nhiệt độ: không chế trong khoảng 26,6 – 29 độ C.
Giống như giai đoạn sinh sản ở cá Neon Ember, bên trong bể cần trồng thêm rêu Java và phía dưới bể cần có một lớp lưới để tách trứng khỏi cá bố mẹ sau khi chúng hoàn thành đẻ trứng. Lúc này cần điều chỉnh tốc độ lọc hoặc tắt thiết bị lọc để trứng không bị hút ra ngoài.
Sinh sản ở cá Ngân Bình
Cá Ngân Bình có thể sinh sản theo cặp, nhưng để tăng tỷ lệ sinh sản thành công nên thả ép đẻ 6 cặp cá bố mẹ mỗi bể. Trước giai đoạn sinh sản, từng cặp cá bố mẹ nên được nuôi riêng với chế độ ăn nhiều thức ăn tươi sống cắt nhỏ trong khoảng 7 – 10 ngày. Sau đó, chuyển chúng vào bể sinh sản vào buổi tối. Chúng sẽ đẻ trứng vào sáng hôm sau.
Sau khi cá Ngân Bình đẻ trứng xong, hãy tách riêng cá bố mẹ ra khỏi trứng để tránh chúng ăn hết trứng và cá con. Trứng sẽ nở trong 1 – 2 ngày sau. Thời gian đầu, bạn nên cho cá bột ăn thức ăn chế biến loại xay nhuyễn; sau đó có thể cho cá con ăn Atermia mới nở và cuối cùng là thức ăn dạng mảnh nghiền mịn.
Với sức sống khá mạnh mẽ, chế độ ăn đa dạng cá Ngân Bình là một lựa chọn rất phù hợp với người chơi mới. Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay chọn cho mình những em cá tốt nhất nào.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.