Nguồn gốc cá nô lệ
Cá nô lệ có tên tiếng anh là Gyrinocheilus aymonieri. Chúng là giống cá nước ngọt và thuộc họ Gyrinocheilidae. Chúng được tìm thấy nhiều ở các khu vực sông hồ ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Chúng có tuổi thọ có thể lên đến 10 năm, có thể lâu hơn nếu như môi trường sống, điều kiện sống tốt.
Đặc điểm ngoại hình cá nô lệ
Cá nô lệ có ngoại hình thon dài, vây nhỏ. Phần đầu của chúng có miệng mút – bộ phận giúp chúng bám vào bề mặt để có thể kiếm ăn.
Chúng có kích thước dài hơn cá đáy hồ, khoảng 28cm. Tuy nhiên nếu như nuôi trong bể thì kích thước của chúng chỉ còn khoảng 13cm mà thôi. Chính vì thế nếu muốn chúng phát triển kích cỡ lớn thì điều quan trọng cần lưu ý đó là nên nuôi ở bể rộng.
Trong môi trường tự nhiên, chúng có màu nâu nhạt dọc theo 2 bên cơ thể có thể có những dải màu tối và có chấm đốm. Ngoài ra, còn có một số con cá nô lệ có màu vàng, có sọc bên và chấm đốm.
Giống cá này thường di chuyển với những bộ phận mang miệng, dính vào thứ gì đó và truyền qua nước để hô hấp. Ngoài ra, chúng con có khả năng hút tảo.
Cá nô lệ cái thường to béo và tròn người hơn so với cá nô lệ đực.
Tập tính sống của cá nô lệ vàng
Cá nô lệ vàng là giống cá có độc trong tự nhiên. Chính vì thế, chúng sống không hòa đồng với những giống cá khác. Chúng có khả năng chiến đấu với kẻ thù rất mạnh mẽ. Giống cá này cũng thường giữ mình và không gây nhiều rắc rối. Tuy nhiên nếu như khi cảm nhận được sự nguy hiểm, chúng sẵn sàng chống đối.
Sống sống nhiều dưới đáy và thường sẽ bám vào các bề mặt xung quanh khi được nuôi trong bể. Chính vì vậy khi nuôi chúng trong bể, bể sẽ được dọn sạch và không xuất hiện rong rêu tảo biển.
Cách nuôi cá nô lệ
Loài cá này trong tự nhiên thường sẽ được tìm thấy nhiều ở những sông lớn tại khu vực Châu Á-nơi môi trường khá ấm và có nước chảy xiết. Bạn nên lưu ý đến việc tạo dựng môi trường sống giống trong tự nhiên cho chúng để tạo cảm giác quen thuộc.
Bể nuôi
Về bề nuôi, bạn nên rải cát, sỏi ở lớp dưới cùng. Bạn nên ưu tiên chọn cát để tránh những nguy hiểm trà xát trầy xước cơ thể của chúng.
Ngoài ra có thể đặt thêm những phụ kiện trang trí khác như các hình cá, thú và các loại rau thủy sinh.
Bạn nên duy trì nhiệt độ trung bình trong khoảng 23-27 ° C và độ pH ở mức từ 5,8 đến 8,0. Ngoài ra có thể sử dụng bơm sục không khí để tạo oxy khiến cho môi trường sống của chúng ổn định.
Cá nô lệ thường sống ở môi trường thiếu ánh sáng. Chính vì thế, bạn có thể đặt trong không gian thoáng, không cần tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Hãy chú ý thay nước thường xuyên để tránh ô nhiễm và thay đổi độ PH.
Ngoài ra, giống cá này ưa thích không gian tự nhiên thoáng vi thế bạn nên chọn bể có kích cỡ lớn, phù hợp nhất là 190l.
Có nên nuôi cá nô lệ với những giống cá khác?
Cá nô lệ có tập tính sống khá đơn độc. Chúng không thích tiếp xúc theo đàn, không những thế còn khá hung dữ khi đối mặt với những giống cá khác. Đặc biệt là những chú cá có kích thước nhỏ hơn chúng hoặc có hình dáng tương tự chúng.
Hãy hạn chế nuôi chung chúng với những loại động vật như tôm tép, bởi chúng sẽ tấn công và ăn. Sự lựa chọn tốt nhất là nên nuôi chúng một mình.
Cá nô lệ ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của chúng là dinh dưỡng từ tảo biển. Chúng ăn các loại tảo bám trên đá và các bề mặt thông qua miệng mút. Ngoài ra, chúng là loài động vật ăn tạp nên cũng ăn những sinh vật nhỏ hơn như giun, tép, tôm,.. Để bổ sung protein.
Đồng thời, khi nuôi bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm rau xanh trong bếp như rau diếp, rau bí xanh, rau bina,…
Cá nô lệ không nên cho ăn quá nhiều thức ăn có chứa protein như các sinh vật nhỏ. Bởi phần lớn chúng ăn tảo. Khi cho ăn bạn cũng nên chú ý cho hàm lượng vừa đủ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Bởi chúng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ nhiễm bệnh nếu nước ô nhiễm do thức ăn động vật gây ra.
Sức khỏe cá nô lệ
Cá nô lệ có thể duy trì thể trạng khỏe mạnh trong môi trường sạch sẽ. Chúng ít bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên nếu như môi trường nước ô nhiễm, chúng sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh và chết. Chính vì thế bạn cần thường xuyên vệ sinh bể và lưu ý không nên để các thực phẩm tươi sống ảnh hưởng đến độ ô nhiễm của bể nước.
Căn bệnh chúng dễ dàng gặp phải đó là bệnh đốm trắng do ký sinh trùng gây ra. Bạn có thể điều trị căn bệnh này bằng cách mua thuốc điều trị. Đồng thời nên lưu ý đến thông số nhiệt độ, pH, amoniac,…và nitrat trong bể nuôi để đề phòng.
Sinh sản ở cá nô lệ
Ở môi trường trong bể, cá nô lệ sinh sản khá khó khăn. Khi chúng sinh sản cần sử dụng nhiều thảm thực vật để có thể hỗ trợ. Đây là phụ kiện tạo cảm giác như trong tự nhiên cho cá nô lệ. Bởi, chúng là giống cá khó sinh trong môi trường bể nuôi.
Vì thế, cần tạo môi trường thoải mái như trong tự nhiên mới kích thích cúng sinh đẻ được. Bạn cần tiến hành cho chúng giao phối trước bằng cách nuôi bầy cá có cả đực và cái. Sau đó chúng sẽ giao phối tự nhiên. Tiếp theo, bạn cần tăng nhiệt độ, tăng đến 27 ° C – nhiệt độ tự nhiên cho chúng sinh sản vào cuối mùa xuân.
Ngoài ra, bạn cũng cần giữ điều kiện nước ổn định, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng hơn cho chúng có thể sinh sản an toàn nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.